SƯƠNG SÂM
Sương Sâm còn có tên là sâm nam, sâm lông, sâm nam leo.
Theo tự điển “Cây Thuốc
và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam” của Viện Dược liệu Việt nam, thì
xương sâm là loại dây leo mãnh, dài 3-10 mét. Chi Cylea có khoảng 30
loài, phân bổ ở vùng nhiệt đới Nam Á, Đông Nam Á, phía nam Trung Quốc,
Malaysia. Riêng ở Việt Nam có 7 loài, trong đó có 3 loài được dùng làm
thuốc…
- Dây xương sâm có lá dùng làm Thạch sâm, để làm thức uống giải khát, nhuận gan, tiêu độc.
- Rễ Dây Xương Sâm là vị thuốc trị các bệnh về gan, thanh nhiệt, giảm đau.
- Lá sương sâm làm thạch :
Rễ sương sâm dùng làm thuốc:
Rễ dây xương sâm khi thu hái về, rửa sạch, thái lát, phơi hay sấy khô. Trong rễ xương sâm có alcaloid tetrandrin, isochondrodendrin, homoaromalin, linacin, magnoflorin, protoquecitol, curin… Có hoạt tính chống sốt rét, giản cơ, hạ huyết áp nhẹ, chống viêm và ức chế miễn dịch… Rễ xương sâm có vị đắng, tính hàn. Có tác dụng giải độc, giảm đau, tan ứ, lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận trường nhẹ.
- Công dụng:
Rễ xương sâm chữa đau họng, đau lưng, đau bụng, đau dạ dày, tiêu chảy, kiết lỵ, bệnh về gan, trĩ, đau răng, tổn thương do té ngã. Liều dùng: 15g – 20 g/ ngày. Dây Xương Sâm rất dể trồng, sống lâu năm.. Có thể trồng củ hoặc trồng bằng dây. Hiện nay nhân dân một số nơi đã trồng hàng hecta và thu hoạch lá Sâm Nam để bán làm Thạch Sâm quanh năm. Đây là món quà trời cho nhân dân vùng nắng hạn, vừa dùng làm nước giải khát, vừa làm thuốc để thanh nhiệt, giải độc, điều hoà cơ thể trong mùa nắng nóng. Chúng ta cần phổ biến và nhân rộng việc sử dụng củ Sâm Nam và Thạch Sâm. Dùng nhiều sẽ rất tốt cho sức khoẻ, chữa được nhiều bệnh, nhất là những người có các bệnh về gan, dạ dày, huyết áp cao do tăng cholesterol..../
Theo Lương y Trần Sỹ.
Nhà thuốc Nguyên Hùng Đường.
8 Lê Hồng Phong, Tp Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét