1 thg 3, 2013

Kỳ 3: Cách làm thạch sương sâm

  1. Chuẩn bị: 100gr lá sâm (có thể mua ngoài chợ hoặc tự trồng cho an toàn ) và 3 lít nước đun sôi để nguội
  2. Nang mực: miếng nang hình bầu dục dài nằm giữa con mực được lấy ra và phơi khô mài với nước
  3.  Đường, 1 ống tinh dầu chuối, nước đá đập nhỏ
1. Vật liệu:
  1.      1 cái thau, cái rổ cước và 1 cái rổ lọc, vài hộp nhựa
  2. Cách làm:
  •  Lá sâm phơi héo, sau đó rửa thật sạch , rồi dùng 1 lít nước chín để nguội rửa lại 1 lần, tráng lại thau, rổ cước bằng nước chín rồi đổ bỏ nước.
  •  Rửa tay thật sạch lau thật khô
  • Cho lá sâm vào rổ cước lót trong cái thau, cho 2 lít nước đun sôi để nguội còn lại vào dùng tay vò cho lá bể ra và chà nhẹ lá sâm vào rổ cước (tay luôn luôn nhấn trong nước mà vò, nếu không sẽ nổi bọt sâm không mịn và không dai).
  • Vò đến khi lá sâm nát nhừ ra hết chất xanh, còn nước thì lềnh lềnh, sệt sệt (càng vò kỹ, nước ra càng đậm đặc thì sâm càng dai và ngon) thì dùng rổ lọc lọc lại nước sâm và vắt sạch lá sâm đã nát, cho nước sâm đã lọc sạch vào các hộp nhựa, cho vào 3 thìa cafe nước Nang mực (Chỉ lấy phần nước trong ở trên) để tay chìm trong nước sâm đánh nhẹ nhẹ thấy sâm bắt đầu đặc thì lấy tay ra, đem sâm cho vào tủ lạnh để 1 lúc khoảng 1 tiếng hơn thì sâm đặc lại.
  • Cắt sâm đã đặc cho vào ly, để 1 ít đường và 2 giọt tinh dầu chuối vào, cho đá đập lên thì được ly sương sâm  (nếu thích thì cho thêm nước cốt dừa vắt ăn cũng rất ngon)

Kỳ 2: Kĩ thuật trồng Sương sâm

   Giống: Từ hạt hoặc củ sương sâm.
    - Thời vụ: Trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào tháng 7 Âm lịch.
    - Làm đất: Sương sâm thích hợp trên nhiều chân đất, nơi đất cao ráo thoát nước tốt, có độ mùn cao, được che mát 20 - 30%. Cây cần nhiều nước nhưng không chịu úng nên những vùng đất thấp phải lên ụ hay lên liếp cao để thoát nước. Nhưng để cây phát triển tốt thì chọn chân đất nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng và có cây chà chống đỡ. Trồng theo hàng phải làm luống. 
 
    - Gieo trồng:  
  • Giâm củ: Cắt củ thành những đoạn ngắn khoảng 2- 3cm, mang giâm thành luống và có che nắng bằng rơm khô hoặc làm giàn che mưa
  • Trồng cây: Sau một khoảng thời gian chăm sóc, củ sương sâm được giâm sẽ nảy mầm, lúc này ta sẽ mang củ sương sâm trồng theo luống dài (ngập 2/3 đoạn thân vừa cắt), sau đó tưới nước nhẹ cho cây đủ ẩm. Hàng ngày tưới nước 2 lần cho cây.

    - Bón phân: Lượng phân bón cho 1.000m2 như sau:
                  + Bón lót: Phân chuồng hoai 1,5 tấn, phân lân 35kg.
                  + Bón cho cây đang thu hoạch, phân chuồng ủ hoai + phân NPK: 16-16-8 liều lượng 5kg phân chuồng + 200g phân NPK: 16-16-8/năm/gốc chia làm nhiểu lần trong năm (3 - 5 lần bón). 
Để bảo đảm vườn luôn xanh tốt, thường xuyên tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục, hạn chế bón phân đạm.

Kỳ 1: Giới thiệu về tác dụng của Sương sâm

 SƯƠNG SÂM

Sương Sâm còn có tên là sâm nam, sâm lông, sâm nam leo.

Theo tự điển “Cây Thuốc và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam” của Viện Dược liệu Việt nam, thì xương sâm là loại dây leo mãnh, dài 3-10 mét. Chi Cylea có khoảng 30 loài, phân bổ ở vùng nhiệt đới Nam Á, Đông Nam Á, phía nam Trung Quốc, Malaysia. Riêng ở Việt Nam có 7 loài, trong đó có 3 loài được dùng làm thuốc…

-  Dây xương sâm có lá dùng làm Thạch sâm, để làm thức uống giải khát, nhuận gan, tiêu độc.

-  Rễ Dây Xương Sâm là vị thuốc trị các bệnh về gan, thanh nhiệt, giảm đau.

- Lá sương sâm làm thạch :

Thạch sương sâm ăn ngon, mát, bổ, giải nhiệt; trị được các chứng: Mụn, nhọt, kiết lỵ, trĩ, táo bón, tiểu gắt, làm hạ huyết áp. Giả đắp trị đau mắt đỏ Dây Xương Sâm (Sâm Nam) có nhiều ở vùng tỉnh Bình Thuận và các tỉnh miền Đông Nam bộ.

Rễ sương sâm dùng làm thuốc:

Rễ dây xương sâm khi thu hái về, rửa sạch, thái lát, phơi hay sấy khô. Trong rễ xương sâm có alcaloid tetrandrin, isochondrodendrin, homoaromalin, linacin, magnoflorin, protoquecitol, curin… Có hoạt tính chống sốt rét, giản cơ, hạ huyết áp nhẹ, chống viêm và ức chế miễn dịch… Rễ xương sâm có vị đắng, tính hàn. Có tác dụng giải độc, giảm đau, tan ứ, lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận trường nhẹ.